1Vì sao nên bảo dưỡng máy giặt theo định kỳ?
Máy giặt sau khi sử dụng một thời gian sẽ tích tụ cặn bẩn, bụi vải bên trong lồng giặt và ống nước thải, gây ra nhiều tác hại không tốt cho động cơ cũng như gây ra các bệnh về da và hô hấp. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia, việc bảo dưỡng vệ sinh máy giặt cần được thực hiện định kỳ thường xuyên, thời gian cách nhau khoảng từ 12 – 18 tháng/lần. Bạn có thể kết hợp vệ sinh máy giặt bằng giấm chua và baking soda.
Vệ sinh lồng máy giặt với giấm và baking soda
2Các dấu hiệu chứng tỏ máy giặt của bạn đang cần được bảo dưỡng, vệ sinh
Máy giặt có mùi hôi, ẩm mốc
Sau mỗi lần máy giặt xong, hơi nước trong lồng giặt không thể khô hoàn toàn đến khi giặt mẻ mới. Điều này dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, nấm và các vi trùng độc hại khiến máy có mùi hôi, ẩm mốc.
Quần áo sau khi giặt có mùi hôi, ẩm mốc là dấu hiệu đã đến lúc bạn cần bảo dưỡng máy giặt.
Quần áo sau khi giặt không sạch hoàn toàn
Các chất bụi bẩn bám trên lồng của máy giặt sẽ làm giảm khả năng làm sạch của thiết bị, khiến quần áo sau khi giặt không sạch hoàn toàn hoặc có nhiều vết bẩn bám trên quần áo.
Máy giặt không được bảo dưỡng thường xuyên sẽ không đảm bảo hiệu quả làm sạch quần áo.
Máy giặt lâu hơn so với chương trình giặt bình thường
Nếu không bảo dưỡng, tra dầu mỡ máy giặt định kỳ sẽ khiến máy nhanh hỏng, các động cơ máy móc giảm năng suất, cũng như tuổi thọ máy giặt, dẫn đến việc thời gian giặt lâu hơn so với bình thường.
Máy giặt không được bảo dưỡng thường xuyên có thể bị giảm năng suất hoạt động.
Máy giặt bị ồn và có tiếng kêu lạ phát ra trong suốt quá trình giặt
Ngoài ra, đa số các chất bẩn được thải ra qua đường ống xả làm tắc nghẽn bộ lọc gây hư hại.
Tình trạng bộ lọc ống xả bị nghẹt có thể dẫn đến hiện tượng máy giặt bị ồn và có tiếng kêu lạ phát ra trong suốt quá trình giặt.
Máy giặt rung lắc và gây tiếng ồn lạ khi không được bảo dưỡng định kỳ.
Có bùn và xơ vải đọng trên gioăng máy giặt
Việc không vệ sinh máy trong thời gian dài sẽ khiến cho các lớp bùn và xơ vải tích tụ theo thời gian và đọng lại ngày càng nhiều trên gioăng máy giặt.
Bùn đất và cặn vải bám lồng giặt sau thời gian dài sử dụng.
3Nên gọi thợ đến bảo dưỡng hay có thể tự bảo dưỡng máy giặt tại nhà?
Việc bảo dưỡng máy giặt không đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Có một số sự cố đơn giản như kéo thẳng ống xả nước bị gấp khúc, vệ sinh lọc nước,…thì bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
Nhưng, với những bộ phận phức tạp hơn như lồng máy, khoang chức nước, kiểm tra dây curoa, xử lý sự cố nguồn cấp nước máy giặt,…thì bạn nên gọi thợ đến bảo dưỡng để tránh gây nên những trục trặc nghiêm trọng hơn.
Nên liên hệ nhân viên kỹ thuật để bảo dưỡng máy giặt đúng cách.
4Cách bảo dưỡng máy giặt tại nhà
Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị các vật dụng như sau:
- Chất tẩy rửa (nước rửa chén, xà phòng, viên vệ sinh hoặc bột vệ sinh máy giặt)
- Bàn chải đánh răng/giẻ lau hoặc miếng bọt biển sạch
- Tua vít, máy bơm áp lực hoặc vòi xịt
Bước 1: Vệ sinh lồng máy
Sau thời gian dài sử dụng, lồng máy giặt là nơi tích tụ nhiều chất bẩn, vi khuẩn và bụi vải nhất. Các bước vệ sinh lồng giặt như sau.
Với máy giặt cửa trên:
- Dùng tua vít tháo ốc vít cố định của lồng giặt, rồi gỡ vòng nhựa tròn bên trên lồng giặt ra.
Bước tháo ốc cố định lồng máy giặt.
- Nhấc lồng máy ra ngoài rồi dùng vòi xịt rửa sạch bụi bẩn cả bên trong và ngoài của lồng, cũng như các phụ kiện đi kèm và lớp vỏ nhựa trên.
Dùng vòi xịt rửa lồng máy giặt từ trong ra ngoài.
- Gỡ lưới lọc gắn trên thân lồng máy ra và làm sạch cặn bẩn bên trong.
Vệ sinh lưới lọc của lồng giặt.
Với máy giặt cửa trước (máy giặt lồng ngang):
- Đầu tiên, bạn gỡ nắp nhựa trên và ốp lưng máy giặt, rồi tháo ốc và gỡ nắp mặt trên của máy ra.
Tháo nắp trên máy giặt lồng ngang.
- Mở khóa và tháo cục xi măng cân lồng giặt. Sau đó, tháo hộc đựng xà phòng, ốc trước và lấy bộ hộp cấp nước cho máy giặt ra ngoài.
Gỡ cục xi măng cân lồng giặt và lấy bộ hộp cấp nước ra.
- Kế đến, cẩn thận rút giắc cắm và gỡ mạch điều khiển của máy giặt ra. Bước này thực hiện nhẹ nhàng, không giật mạnh để tránh làm gãy ngàm.
Bước rút giắc cắm và tháo mạch điều khiển của máy giặt.
- Gỡ ron cao su và mở khóa tháo mặt trước cửa lồng giặt, rút tất cả giắc cắm motor và điện trở, gỡ phuộc cố định và dây curoa, tháo ốc motor lồng giặt, rồi tách lồng giặt ra ngoài.
Rút giắc cắm motor và điện trở máy giặt.
Nhấc lồng giặt ra ngoài.
- Tương tự như với máy giặt cửa trên, bạn cũng dùng vòi xịt rửa hoặc xà phòng lau sạch bụi bẩn, cặn bám cả bên trong và ngoài của lồng máy giặt cửa trước.
Vệ sinh lồng máy giặt cửa trước.
Bước 2: Vệ sinh bên ngoài máy giặt
Với phần vỏ bên ngoài máy giặt, bạn có thể dùng giẻ lau (hoặc bàn chải, miếng bọt biển, khăn lau bếp, miếng cọ rửa mút xốp) nhúng xà phòng, dung dịch vệ sinh máy giặt để vệ sinh. Sau khi đã làm sạch, bạn dùng khăn khô lau lại lần nữa là hoàn tất.
Bước vệ sinh bên ngoài máy giặt.
Bước 3: Vệ sinh khoang chứa nước giặt, nước xả vải
Dùng vòi xịt rửa sạch cặn bẩn ở lồng giặt ngoài (là khoang chứa nước giặt, nước xả vải trong quá trình giặt). Nếu không có vòi xịt, bạn cũng có thể dùng giẻ lau nhúng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng để làm sạch khoang chứa.
Vệ sinh khoang chứa lồng giặt ngoài.
Bước 4: Vệ sinh ống xả nước và lọc nước
- Trước khi vệ sinh ống xả và lọc nước của máy giặt, bạn khóa nguồn cấp nước vào máy.
- Sau đó, ở bảng điều khiển máy giặt, nhấn nút ON/OFF để khởi động chế độ giặt thường (không có quần áo), cho máy xả hết nước bên trong ra ngoài. Khoảng 40 giây sau, tắt nguồn và rút phích cắm.
Khởi động máy giặt 40 giây rồi tắt nguồn.
- Tháo đai ốc và gỡ ống cấp nước máy giặt. Rồi sau đó, nhẹ nhàng dùng kìm kéo lưới lọc ở đầu cấp nước ra.
Gỡ ống và lưới lọc của đầu cấp nước máy giặt.
- Lấy bàn chải chà sạch lưới lọc rồi xả lại bằng nước sạch, không dùng dung dịch chất tẩy rửa. Tránh làm thủng hay rách lưới. Tương tự, bạn xả nước làm sạch ống xả máy giặt.
Xem thêm:Hướng dẫn làm sạch lưới lọc của van cấp nước máy giặt
Chà sạch lưới lọc đầu cấp nước máy giặt.
Bước 5: Kiểm tra và làm sạch van cấp nước
- Sau khi vệ sinh lưới lọc và ống xả, bạn dùng bàn chải tiếp tục làm sạch đầu ống van cấp nước máy giặt.
Làm sạch van cấp nước máy giặt.
- Sau khi vệ sinh, lắp lại lưới lọc và gắn ống xả nước vào lại vị trí như ban đầu, nhớ vặn đai ốc chắc chắn.
Lắp lại lưới lọc và ống xả nước máy giặt sau khi vệ sinh.
- Để kiểm tra van cấp nước máy giặt sau khi vệ sinh, bạn thử nhấn nút ON/OFF và quan sát tốc độ nước chảy ra van. Nếu nước bơm vào nhanh, không có vấn đề gì bất thường thì van cấp nước hoạt động ổn định.
Kiểm tra van cấp nước máy giặt sau khi vệ sinh.
Bước 6: Vệ sinh miếng cao su máy giặt (dành cho máy giặt có phần miếng cao su ở ngay cửa)
- Với loại máy giặt có miếng gioăng cao su ở ngay cửa, bạn cũng dùng khăn thấm ít nước ấm lau sạch là được. Hoặc, bạn có thể dùng hỗn hợp giấm với baking soda để vệ sinh.
Bước vệ sinh miếng gioăng cao su máy giặt.
Có thể bạn chưa biết: Dịch vụ Tận Tâm là thành viên của TGDĐ và ĐMX, cung cấp các giải pháp sửa chữa, lắp đặt và vệ sinh máy giặt với mức giá vô cùng hợp lý. Bạn có thể đặt dịch vụ tại đây, chúng tôi sẽ xác nhận trong vòng 2h, hoặc gọi vào hotline 1800.1783 để được tư vấn tận tình nhé!
5Những lưu ý cần nắm rõ khi bảo dưỡng máy giặt tại nhà
Vệ sinh lồng giặt
Chu kỳ vệ sinh lồng giặt tùy thuộc vào tần suất sử dụng máy. Theo các chuyên gia, thông thường, chúng ta nên vệ sinh lồng giặt mỗi tháng 1 lần.
Khi vệ sinh lồng giặt, bạn có thể dùng chất tẩy rửa chuyên dụng để tăng hiệu quả đánh bay bụi bẩn, cặn bám bên trong và ngoài lồng máy, áp dụng tương tự với máy giặt có chế độ vệ sinh lồng giặt (Tub Clean).
Xem thêm: Cách sử dụng chế độ vệ sinh lồng giặt trên máy giặt cực đơn giản
Vệ sinh lồng giặt thường xuyên giúp đánh bay bụi bẩn và tăng độ bền cho sản phẩm.
Kiểm tra dây curoa máy
Với máy giặt sử dụng đã quá lâu, dây curoa có thể bị mòn, đứt hoặc giãn, khiến quá trình vận hành máy không còn ổn định, thậm chí gây tiếng ồn.
Trong quá trình tự bảo dưỡng máy giặt tại nhà, nếu phát hiện bộ phận này có vấn đề, bạn có thể tự thay dây curoa cho máy giặt hoặc liên hệ nhân viên kỹ thuật để được khắc phục kịp thời.
Kiểm tra dây curoa máy giặt để kịp thời thay thế nếu có sự cố.
Kiểm tra bộ phận xả
Trong quá trình bảo dưỡng máy giặt, bạn cũng cần kiểm tra bộ phận xả. Khi có nguồn điện, máy giặt vẫn bơm và xả nước ổn định thì bạn có thể tháo bộ phận này ra để lau chùi, vệ sinh rồi lắp lại để sử dụng bình thường.
Nếu phát hiện bơm xả gặp trục trặc như máy giặt không xả nước, hoặc bị lỗi xả nước liên tục, thì nên liên hệ thợ sửa chuyên nghiệp để được khắc phục.
Kiểm tra bộ phận xả nước trong quá trình bảo dưỡng máy giặt.
Kiểm tra tổng thể máy
Để kiểm tra tổng thể máy giặt, đầu tiên, bạn xem nguồn cấp điện có kết nối chắc chắn và máy vận hành ổn định hay không. Nếu dây điện có dấu hiệu đứt gãy hoặc hư hỏng thì nên nối dây lại hoặc thay thế ngay.
Sau đó, kiểm tra van cấp nước có hoạt động tốt không, ống nước có bị xoắn không. Nếu các ống nối bị lỏng thì vặn chặt lại để tránh rò rỉ nước khi sử dụng. Kế đến, kiểm tra gioăng cao su ở cửa máy giặt có bị hư hỏng hay lỏng không.
Khi đã kiểm tra tổng thể bên ngoài, bạn xem xét quá trình giặt đồ có gây tiếng ồn, máy giặt rung lắc hay gặp vấn đề gì không. Nếu không thì bạn đã hoàn tất quá trình tự vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt tại nhà.
Kiểm tra tổng thể đảm bảo máy giặt vận hành ổn định sau khi bảo dưỡng.